Hiệu quả và cường độ chữa trị bệnh cực kinh ngạc của viên sủi so với các dạng bào chế khác

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi truongda210, 17/4/18.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. truongda210

    truongda210 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    28/2/18
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Sinh khả dụng (SKD) là gì?

    Sinh khả dụng thể hiện: tốc độ- thuốc đến cơ quan đích mất bao lâu; cường độ – lượng thuốc đến cơ quan đích đạt bao nhiêu; và trường độ – thuốc lưu lại cơ quan đích dài bao lâu.

    → Như vậy sinh khả dụng có nghĩa là tác dụng của thuốc trong việc trị bệnh có nhanh không, mạnh không và hiệu quả tốt không?

    [​IMG]

    SKD của thuốc có khuynh hướng giảm theo thứ tự sau:

    Thuốc tiêm > dung dịch nước > hỗn dịch nước > viên nang > viên nén > viên bao

    Nhiều thuốc dùng đường uống cho thấy có sinh khả dụng kém khi dùng theo dạng liều thông thường, tức là tốc độ và mức độ hấp thu thuốc ít hơn mong muốn. Để bù lại hiệu quả này, cần dùng liều rất lớn để hấp thu được lượng thuốc theo yêu cầu điều trị. Điều này làm tốn kém, lãng phí thuốc; và thuốc không hấp thu cũng có thể có tác dụng phụ không mong muốn.

    Để cải thiện sinh khả dụng của các thuốc kém hấp thu, có thể kết hợp cùng các chất tăng cường thâm nhập. Nhưng nhiều chất tăng cường thâm nhập có thể làm hư hại các mô hấp thụ và do đó không phải là một giải pháp thiết thực cho vấn đề sinh khả dụng kém. Các kỹ thuật khác đã được sử dụng để cải thiện sinh khả dụng bao gồm sử dụng viên sủi để nhanh chóng hòa tan hoặc phân tán chất có hoạt tính trong dạ dày. Dạng viên sủi không chỉ cho phép phân tán thuốc nhanh chóng trong đường tiêu hóa mà còn hỗ trợ sự thâm nhập của thuốc qua niêm mạc dạ dày – ruột [1,2].

    Tuy nhiên, để có được những viên sủi đáp ứng được tiêu chuẩn trên thì kỹ thuật bào chế chúng đòi hỏi những yêu cầu công nghệ cao hơn, đầu tư thiết bị máy móc, môi trường sản xuất khắt khe và tốn kém hơn dẫn đến giá thành sản phẩm đắt hơn. Cùng so sánh kỹ thuật bào chế hai dạng viên nén (tablet) và viên nén sủi (effervescent tablet).

    Viên nén → môi trường sản xuất đơn giản, nhiệt độ và độ ẩm ở điều kiện bình thường, độ ổn định cao và dễ bảo quản, chi phí sản xuất rẻ hơn viên nén sủi.

    Viên nén sủi→ do viên sủi kỵ ẩm nên thiết bị và môi trường sản xuất đặc biệt hơn, tức là phải khan nước; phải dùng vật liệu bảo quản chống ẩm tốt hơn để ổn định sản phẩm; chi phí sản xuất cao hơn viên nén.

    Về sinh khả dụng, tùy dạng thuốc và đường sử dụng, từ khi thuốc đến khi dược chất hấp thu vào cơ thể gồm các quá trình khác nhau .Ví dụ:
    • Đối với viên nén gồm :
      Quá trình rã (giải phóng dược chất) → Quá trình hòa tan → Quá trình hấp thu.
    • Đối với dung dịch không có quá trình rã và hòa tan mà dược chất đã sẵn sàng để hấp thu.
    • Còn đối với viên sủi : quá trình rã và hòa tan được thực hiện bên ngoài cơ thể; tức là khi bạn bỏ viên sủi vào nước tạo thành một dung dịch nước chứa dược chất sau đó khi uống, quá trình sinh dược học được thực hiện như đối với dung dịch, dược chất sẵn sàng hấp thu mà không gây kích ứng niêm mạc dạ dày, thuốc được hấp thu hoàn toàn mà không bị cản trở bởi thức ăn trong dạ dày như đối với viên nén, hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị trào ngược dạ dày.

    Điều này chứng tỏ rằng chỉ với liều nhất định, viên sủi hấp thu nhanh, cho hiệu quả điều trị bệnh mà ít gây các tác dụng phụ như kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, nhờn thuốc…so với các dạng dùng khác như viên nén hay viên nang. Ngoài ra viên sủi có vị ngon hơn khi bổ sung vào nước hoặc đồ uống lỏng theo ý thích người dùng; đặc biệt viên sủi là giải pháp tốt cho trẻ em, người khó nuốt. Do đó, viên sủi là một lựa chọn rất phổ biến cho những người dùng thuốc viên để bổ sung cùng chế độ ăn uống hoặc vì lý do y khoa [3,4]

    >>> Xem tiếp : Tốc độ – cường độ tác động của viên sủi vào cơ thể là như thế nào ?
     

Chia sẻ trang này