Cách lấy ráy tai khô bị vón cục cho bé yêu an toàn, không đau

Thảo luận trong 'Mẹ & Bé' bắt đầu bởi Quynhnhu5, 31/1/23.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. Quynhnhu5

    Quynhnhu5 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    31/1/23
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Lấy ráy tai hằng ngày không phải là biện pháp vệ sinh an toàn và khoa học cho cơ thể. Thông thường ráy tai bé sẽ tự khô và lọt ra ngoài ống tai. Tuy nhiên trong một số trường hợp ráy tai trẻ bị khô, vón cục, bịt kín phần ống tai cần được làm sạch cẩn thận và an toàn. Vậy đâu là giải pháp lấy ráy tai khoa học và an toàn nhất cho bé. Xem bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu nhé.

    [​IMG]
    Cách lấy ráy tai bị khô và vón cục an toàn
    Sử dụng các vật sắc nhọn để lấy ráy tai có thể làm tổn thương, thậm chí thủng màng nhĩ. Ngoài ra, cách làm này còn dễ khiến phần ráy tai bị lọt vào sâu bên trong, không lấy được ra ngoài. Do đó khi lấy ráy tai cho bé, mẹ cần tham khảo cách làm sau.
    • Sử dụng khăn bông sạch, mỏng, mềm mại và hơi ẩm để thấm nhẹ phần vành tai bé;
    • Nhẹ nhàng làm sạch, lau nhẹ nhàng các góc tai ngoài, sau đó xoắn nhẹ một góc khăn, từ từ đưa sâu vào tai và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ từ từ theo đường xoắn của khăn ra ngoài.
    • Việc sủ dụng khăn mềm sẽ không làm hại đến màng tai, tránh được việc đụng chạm quá nhiều đến ống tai, kích thích sản sinh nhiều ráy hơn.
    Trong trường hợp ráy tai bị vón cục, khô cứng lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé an toàn là nhỏ từ 5 - 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 - 4 lần dung dịch nước muối sinh lý 0,9% vào tai trẻ. Nước muối sinh lý sẽ làm cho ráy tai mềm và rã ra, giúp mẹ lấy một cách dễ dàng.

    Nếu ráy tai của con nhiều, mẹ tiếp tục nhỏ tai vài ngày nữa để ráy rã ra hết và đẩy ra ngoài ống tai. Trong trường hợp không thể làm sạch thì cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài.

    Lưu ý không tự ý lấy ráy tai khi bé đang vị viêm tai giữa hoặc trầy xước bên trong.

    Lấy ráy tai khô cho bé bằng dầu oliu
    Chuẩn bị dụng cụ:
    • Dầu oliu;
    • Thìa nhỏ hoặc ống bơm tiêm không có kim loại 1ml
    • Nhỏ vài giọt dầu oliu, mỗi ngày một lần, lặp lại trong vòng 2 tuần.
    Các bước thực hiện:
    • Bước 1: Đặt bé nằm nghiêng
    • Bước 2: Dùng bơm tiêm nhựa đã chuẩn bị hút một chút dầu;
    • Bước 3: Nhẹ nhàng kéo vành tai và đổ dầu vào ống tai của bé;
    • Bước 4: Vẫn kéo nhẹ vành tai và day nhẹ phần gờ bình tai. Lặp lại động tác này nhiều lần để dầu vào bên trong và làm tan ráy tai, giữ bé nằm yên ở tư thế này thêm khoảng 5 phút.
    Lưu ý khi vệ sinh tai cho bé
    • Không dùng các vật sắc nhọn, tăm bông để ngoáy tai cho bé. Bởi, cách này có thể khiến cho ráy tai vào sâu hơn, để lâu sẽ hình thành những cục ráy tai khô cứng khó vệ sinh;
    • Chỉ nên vệ sinh tai 2 - 3 lần/tháng cho bé;
    • Khi thấy các dấu hiệu bất thường, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị thích hợp.
    Hy vọng qua bài viết trên của nhà thuốc Long Châu đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin bổ ích về cách lấy ráy tai khô cứng vón cục đúng cách.
     

Chia sẻ trang này