Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và sự cần thiết để hình thành viện dưỡng lão trong bối

Thảo luận trong 'Rao Vặt Khác' bắt đầu bởi BIVACO, 19/6/23.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. BIVACO

    BIVACO Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/4/20
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Năm 2011, nước ta chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số; năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86% dân số. Theo dự báo tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049. Nước ta là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: Pháp: 115 năm; Australia: 73 năm...nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm.

    Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí... đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta.

    Người cao tuổi Việt Nam sống chủ yếu ở nông thôn, sống cùng con cháu; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Người cao tuổi đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép” và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng chưa thích ứng già hóa dân số nhanh; việc xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức.

    [​IMG]

    - Bổ sung, hoàn thiện nhiệm vụ của trạm y tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi;
    • Phổ biến kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi;
    • Hướng dẫn các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm sóc sức khỏe; phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng đồng;
    • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi;
    • Khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại trạm y tế và tại nơi cư trú;
    • Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe bao gồm cả quản lý, cấp phát thuốc bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi;
    • Xây dựng kế hoạch và lập dự toán công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú hàng năm...
    - Tổ chức đào tạo, tập huấn; giám sát, hỗ trợ thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng;
    - Xây dựng kế hoạch bổ sung trang thiết bị thiết yếu trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và phục hồi chức năng cho người cao tuổi tại cộng đồng.
    - Xây dựng các câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ khác của người cao tuổi.

    Các hoạt động:
    • Thành lập và duy trì hoạt động của câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;
    • Lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe vào Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và các loại hình câu lạc bộ của người cao tuổi khác;
    • Xây dựng, hướng dẫn quy định về tổ chức, nhiệm vụ, cách thức thành lập, trang thiết bị cho câu lạc bộ hoặc lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe trong sinh hoạt của câu lạc bộ;
    • Xây dựng chương trình, tài liệu tập huấn hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cho người nhà người cao tuổi, chủ nhiệm câu lạc bộ;
    • Tổ chức các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tập trung tại nhà văn hóa thôn, xóm, khu phố hoặc các cơ sở khác (như chùa, đình)
     

Chia sẻ trang này