Water cooling - giải pháp thay thế cho tản khí PC

Thảo luận trong 'Máy Tính, Linh Phụ Kiện Máy Tính' bắt đầu bởi gaminghouse, 29/9/16.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. gaminghouse

    gaminghouse Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/8/16
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    1
    Nơi ở:
    tp. hồ chí minh
    Web:
    tản nhiệt nước custom là giải pháp làm mát của tương lai và vai trò của nó rõ ràng hơn mỗi khi một thế hệ chip vi xử lý mới ra đời. Với khả năng hoạt động ở tần số cao, tiêu thụ nhiều điện năng, chip xử lý ngày càng tỏa nhiều nhiệt và dần tới ngưỡng giới hạn của các giải pháp tản nhiệt bằng không khí, có lẽ chỉ vài ba năm tới, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến những giải pháp tản nhiệt bằng chất lỏng được bán kèm theo CPU.

    Cho dù thế nào, tản nước all in one luôn có những ưu điểm tuyệt vời so với tản nhiệt khí mà bất cứ ai cũng thèm muốn. Không bụi, không ồn, nhiệt độ thấp, kiểu dáng chuyên nghiệp, sành điệu là những ưu điểm vô cùng hấp dẫn. Thật tuyệt vời khi bạn có kinh nghiệm và hiểu biết để sở hữu một giải pháp làm mát bằng chất lỏng, và một khi đã sử dụng tản nhiệt nước, bạn chắc chắn sẽ không muốn quay lại với những chiếc quạt và khối tản nhiệt cồng kềnh nữa.

    Trong bài viết này, gaming store xin chia sẻ với các bạn về watercooling - một trong những giải pháp tản nhiệt đem lại hiệu quả tản nhiệt và tính thẩm mỹ rất cao.

    Watercooling (tản nhiệt nước) có nguyên tắc hoạt động cũng khá giống với aircooling (tản nhiệt khí ) hấp thụ nhiệt, dẫn nhiệt và giải nhiệt. Điểm khác là khi aircooling tích hợp hết trên 1 phần: hấp thụ nhiệt tại đế, dẫn nhiệt qua các ống và giải nhiệt tại các lá tản nhiệt thì Tản nhiệt nước lại chia thành nhiều bộ phận nhỏ: block, radiator, reservoir, pump, fitting, tube ... mỗi bộ phận có một trách nhiệm riêng, xuyên suốt trong tất cả các bộ phận chính là coolant (nước tản nhiệt). Cách hoạt động cũng như các đặc điểm tôi xin đề cập trong phần ngay dưới đây.

    + Block (phần tiếp xúc trực tiếp với CPU/GPU): chính là nơi hấp thụ nhiệt tại các nơi cần giải nhiệt như Cpu, Vga, Main, Ram. Block được thiết kế 1 đường vào cho coolant và 1 đường ra để dẫn đến bộ phận khác. Các block hiện nay có mặt đế tiếp xúc rất tốt, láng mịn, hấp thụ nhiệt tốt cũng như các rãnh bên trong được gia công tinh xảo hơn, rãnh nhỏ hơn nên nhiều rãnh hơn nên diện tiếp xúc tăng đáng kể, tối ưu hóa hấp thụ nhiệt và truyền nhiệt.

    [​IMG]

    + Radiator ( Lá tản nhiệt gọi tắt là Rad): đây là bộ phận nhận nước tản nhiệt đã hấp thụ nhiệt và giải nhiệt. Tại đây, nước tản nhiệt được dẫn vào rad, được chia đi qua các đường ống nhỏ hơn, mỗi rad có khoảng trên 10 đường, giữa các đường được sắp xếp kín các lá tản nhiệt. Rad càng lớn, càng dày thì diện tiếp xúc với không khí càng lớn cho khả năng giải nhiệt càng cao, ngoài ra cũng phụ thuộc thêm vào chất liệu là đồng hay nhôm, thiết kế có lưu lượng nước qua cao hay không. Hiện nay rad rất đa dạng, phong phú, có thể lắp được fan từ 80mm, 120mm, 140mm, 200mm với khả năng lắp từ 1 đến 9 quạt hay nhiều hơn.

    [​IMG]

    + Reservoir( hay còn gọi là tank): đây đơn giản là bộ phận chứa nước, khi setup xong đây chính là nơi đổ coolant vào để hoàn thiện hệ thống. Vật liệu thường được sử dụng là mica, acetal. Tank không ảnh hưởng đến hiệu năng của hệ thống Watercooling nhưng lại là phần mang lại tính thẩm mỹ rất cao.

    [​IMG]

    + Pump (bơm): bộ phận này giúp đẩy nước tản nhiệt chạy, tuần hòa trong toàn bộ hệ thống, nổi tiếng trên hết vẫn là D5 với thiết kế bơm ly tâm, trục sứ. Khác với các loại bơm bình thường bằng chân vịt sẽ bị giảm hiệu năng sau một thời gian sử dụng, D5 cho lưu lượng bơm tới 1500 lít/giờ mà hoạt động rất êm ái, bền bỉ. D5 được rất nhiều hãng sản xuất, thiết kế đa phần giống nhau, 1 số hãng có thêm phần điều chỉnh lưu lượng bơm. Bản thân bơm D5 bản gốc không có chân ren để lắp fitting nên đi theo D5 còn rất nhiều phụ kiện như các cover hay stand giúp tối ưu hóa lưu lượng, lắp đặt dễ dàng hơn và làm đẹp.

    [​IMG]

    + Fitting và Tube (ống): đây là 2 phần giúp kết nối tất cả các bộ phận với nhau lại. Tưởng tượng đơn giản đó chính là hệ thống đường ống cấp, thoát nước trong nhà bạn. Đa dạng từ nối thẳng, nối góc, chia 2, chia 3,.... Fitting hiện được đánh giá cao nhất là fitting của Bispower với mẫu mã đa dạng, gia công tinh sảo, nước mạ bền đẹp theo thời gian, các màu mạ từ bạc sáng, đen sần, trắng tinh khôi đến đỏ đồng. Ngoài Bitspower ra thì có rất nhiều hãng fitting khác như Ek, Moonson, Barrow, .... Tuy chất lượng không bằng nhưng thiết kế mỗi hãng 1 khác nên vẫn được ưa chuộng trong giới Watercooling. Tube chính là ống nước, hiện có 2 loại là ống mềm và ống cứng, mỗi loại cần fitting khác nhau, dòng sản phẩm cũng đến từ rất nhiều hãng, được pha thêm 1 số loại sợi đặc biệt giúp chống đóng cặn hay lão hóa.

    [​IMG]

    + Coolant: coolant là dung dịch hấp thụ nhiệt được sử dụng rất rộng rãi, trong xe máy, xe hơi do khả năng hấp thụ cũng như chịu nhiệt rất tốt, không dễ bay hơi. Coolant trong Watercooling thì đắt hơn do màu sắc đẹp hơn, khả năng chống đóng cặn, hấp thụ nhiệt tốt hơn. Nhiều người khi chơi Watercooling cũng hay sử dụng nước cất, theo như kinh nghiệm tôi khuyên không nên sử dụng vì nước cất được bán trên thị trường hiện nay có chất lượng khá thấp, sau 1 thời gian sử dụng sẽ dẫn đến đóng cặn, ố vàng ống và block. Coolant hiện được dùng nhiều đó là Mayhems, Feser.

    [​IMG]

    + Với các bộ phận trên, hệ thống Watercooling sẽ được setup thành một vòng tuần hoàn kín:
    Coolant từ Tank-->Pump-->Block-->Rad và sau đó quay về tank

    Nhiều bộ máy khủng, cấu hình cao dẫn đến nhiệt lượng sinh ra lớn sẽ cần từ 2-3block và 2-3rad sẽ được lắp nối tiếp hoặc chạy thành 2 hệ thống Watercooling độc lập:
    Coolant từ Tank-->Pump-->Block1-->Rad1-->Block2-->Rad2 và sau đó quay về tank.

    Ngoài các phần chính trên, người dùng có thể lắp đặt thêm một số đồ chơi, thiết bị làm đẹp như Sensor thông báo nhiệt độ, thông báo lưu lượng nước. Một hệ thống Watercooling đem lại khả năng giải nhiệt và thẩm mỹ rất cao.
     

Chia sẻ trang này