Một số nội dung các chính sách dành cho người cao tuổi ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Rao Vặt Khác' bắt đầu bởi BIVACO, 10/7/23.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. BIVACO

    BIVACO Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/4/20
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2021-2030, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, bảo đảm quyền an sinh xã hội của NCT về chăm sóc xã hội, chăm sóc y tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn, xây dựng xã hội gắn kết nhiều thế hệ, tôn trọng và trợ giúp NCT. Theo đó, mục tiêu, chương trình đề ra cụ thể là phấn đấu đến năm 2025, giảm tỷ lệ NCT nghèo xuống ngang bằng với tỷ lệ nghèo chung của cả nước. Mở rộng độ bao phủ NCT được hưởng chính sách trợ cấp xã hội (lương hưu xã hội) lên 1,5-2% một năm so với tổng số người đang hưởng trợ cấp xã hội; 100% NCT có hoàn cảnh khó khăn không có người phụng dưỡng được trợ giúp chăm sóc tại cộng đồng hoặc nuôi dưỡng trong các cơ sở chăm sóc NCT, trong đó ít nhất 80% NCT được chăm sóc tại cộng đồng; 95% NCT có thẻ BHYT với các hình thức khác nhau; ít nhất 90% tổng số xã, phường, thị trấn có Quỹ Chăm sóc và phát huy vai trò NCT.

    - Chính sách y tế cho việc chăm sóc sức khỏe NCT. Việc thực hiện chăm sóc sức khỏe cho NCT được quan tâm đặc biệt với những quy định riêng biệt, cụ thể:
    (1) Ưu tiên trong khám, chữa bệnh cho NCT, nhất là những người từ 80 trở lên tại các cơ sở khám, chữa bệnh;
    (2) Các bệnh viện (trừ Bệnh viện Nhi khoa) có khoa lão khoa hoặc dành giường bệnh cho người bệnh là NCT; phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là NCT sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình; kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là NCT;
    (3) Có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho NCT tại nơi cư trú;
    (4) Giao Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT được lập tại nơi cư trú, tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho NCT, tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cho NCT;
    (5) Cử cán bộ y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại nơi cư trú đối với NCT cô đơn bị bệnh nặng không thể đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được;
    (6) Hỗ trợ ngân sách địa phương cho tất cả các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT tại nơi cư trú3.

    - Chính sách bảo đảm thu nhập và cuộc sống cho NCT. Phần lớn NCT ở Việt Nam không có nguồn thu nhập, thu nhập không ổn định và sống phụ thuộc vào con cháu, nên chính sách trợ cấp hằng tháng và bảo trợ xã hội hướng đến một số đối tượng NCT nhất định với một tỷ lệ bao phủ rất lớn NCT (> 80%) là rất quan trọng trong việc bảo đảm mức sống và thu nhập cho NCT. Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội cụ thể như sau:

    - Chính sách hỗ trợ sử dụng phương tiện giao thông công cộng. NCT (từ đủ 60 tuổi trở lên) khi tham gia giao thông công cộng sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như: mua vé, giảm giá vé, ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi,… Cụ thể như: hành khách là NCT sẽ được ưu tiên giảm ít nhất 15% giá vé khi tham gia giao thông công cộng bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không; NCT được ưu tiên khi mua vé tại cửa dành riêng cho các đối tượng ưu tiên, được trợ giúp trong khi chờ đợi ở nhà ga, được hỗ trợ khi lên xuống, được bố trí chỗ ngồi thuận tiện trên phương tiện vận tải công cộng; các nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng hàng không sân bay phải thiết lập hệ thống bảng hiệu, chỉ dẫn rõ ràng để NCT dễ đọc, dễ nhận biết; các phương tiện vận tải phải bố trí bậc thềm lên xuống thuận tiện cho NCT; Nhân viên làm việc tại nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng hàng không, sân bay phải có thái độ lễ phép, ân cần;…

    Riêng đối với vận tải công cộng đô thị, điều dễ nhận thấy số lượng NCT tham gia sử dụng phương tiện này ngày càng gia tăng. Ngoài việc thực hiện Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT ngày 30/12/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về hỗ trợ NCT khi tham gia giao thông công cộng thì việc thực hiện Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều trong bảo đảm giao thông đi lại tại đô thị cho NCT khi quy định này hướng đến khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách công cộng đầu tư phương tiện, thiết bị phục vụ NCT tham gia giao thông an toàn, thuận tiện: xe buýt sàn thấp; các công cụ hỗ trợ NCT lên, xuống xe và sắp xếp hành lý cho các đối tượng cần sự chăm sóc đặc biệt; tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra lái xe, nhân viên phục vụ và nhân viên bán vé triển khai thực hiện chính sách miễn giảm giá vé và thái độ phục vụ, giúp đỡ, hỗ trợ đối với NCT khi tham gia giao thông công cộng bằng xe buýt; yêu cầu trên xe buýt phải bố trí một số ghế ngồi riêng cho các đối tượng ưu tiên, trong đó có NCT và các ghế này phải được đặt ở vị trí thuận tiện và có ký hiệu riêng để dễ nhận biết. Bên cạnh đó, các địa phương còn ban hành chính sách hỗ trợ NCT được tiếp cận và sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

    - Chính sách hỗ trợ NCT trong về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch. Nhằm tăng cường sức khoẻ về thể chất và tinh thần của NCT thông qua xây dựng môi trường thuận lợi để NCT tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, vui chơi, giải trí. Các bộ, ngành, chính quyền các cấp đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và rèn luyện sức khỏe của NCT và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi để NCT tham gia học tập, sinh hoạt văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, tâm lý.
     

Chia sẻ trang này