Thất thoát tại tập đoàn TH Truemilk và BacABank

Thảo luận trong 'Dịch vụ nhà đất' bắt đầu bởi mrbjnhxxx12, 22/4/19.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. mrbjnhxxx12

    mrbjnhxxx12 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    27/3/19
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Dùng Bac A Bank để cho vay cho các công ty con, công ty “sân sau” đang dẫn tới nguy cơ đổ vỡ ngân hàng này, ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Đó là những sai phạm mà Luật sư Trần Văn Duẩn (Trưởng Văn phòng Luật sư Thanh niên – Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai) viết trong báo cáo gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Liệu, lãnh Đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành có vào cuộc kiểm tra, làm rõ hay bà Thái Hương (Chủ tịch Tập đoàn TH) vẫn bình an vô sự nhờ vào sự chống lưng có các thế lực khủng?

    Khởi nghiệp từ cán thép và buôn gỗ, năm 2007, bà Thái Hương (quê xã Thái Hoà, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An) thành lập ra Ngân hàng TMCP Bắc Á. Suốt từ năm 2007 đến 2015, Thái Hương là người khuynh loát mọi hoạt động của Bacabank. Giới tài chính, ngân hàng ở Việt Nam thường nhắc tới Bacabank với những cái tên “ngân hàng gia đình trị”, “ngân hàng một người”. Giống như TH Truemik do bà Thái Hương làm Chủ tịch, Bacabank do bà Thái Hương nắm cổ phần chi phối, chủ yếu là cổ đông cá nhân gồm… toàn con cháu, người nhà tại xã Thái Hoà (Nghĩa Đàn, Nghệ An). Cứ tới kỳ Đại hội cổ đông, bà Thái Hương lại cho xe buýt đến chở các “cổ đông” này đi dự, họ chỉ việc giơ tay biểu quyết, oánh chén rồi ra về. Không giống như nhiều ngân hàng khác quyết tâm đặt hội sở tại hai trung tâm tài chính lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bacabank vẫn cố thủ tại Nghệ An.

    Cụ thể, theo đơn của Luật sư Trần Văn Duẩn, thời điểm năm 2007, dưới sự bật đèn xanh của ông Nguyễn Sinh Hùng, Thái Hương đã được phép của Chính phủ chuyển 42 triệu USD ra nước ngoài để mua lại công ty Anglo – một công ty được thành lập tại “thiên đường thuế” đảo quốc Vingir. Dĩ nhiên TH không thể thu xếp số tiền khủng đó nhưng nhờ sự “tác động” của ông Nguyễn Sinh Hùng, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank) đã cho Tập đoàn này vay. Và cho tới nay, TH vẫn chưa thể trả nổi. Với tình hình kinh doanh bết bát lỗ, nợ lên tới gần 10.000 tỷ đồng, chưa biết tới khi nào TH Truemilk mới trả được số tiền này cho Maritimebank?

    Theo báo cáo của Luật sư Duẩn, năm 2006, diện tích đất 2354ha trên vốn thuộc các nông trường Đông Hiếu, Tây Hiếu ở Nghĩa Đàn, Nghệ An do hơn 20.000 bộ đội tập kết khai hoang, xây dựng lên từ năm 1956-1958 với bao nhiêu tâm huyết, mồ hôi, xương máu. Vậy mà, đến năm 2006, ông Hồ Xuân Hùng (khi đó là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ký quyết định giải thể. Từ đây, tỉnh Nghệ An đã cho Tập đoàn TH của bà Thái Hương thuê với thời hạn thuê đất lên tới 70 năm mà không có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tỉnh Nghệ An còn cho Tập đoàn TH được miễn tiền thuê đất trong 15 năm đầu tiên, tính đến nay, Tập đoàn TH vẫn chưa trả một đồng tiền thuê đất nào cho Nhà nước. Đây là sai phạm hết sức nghiêm trọng, trái với quy định pháp luật. Trường hợp, Tập đoàn TH thua lỗ, không trả được khoản nợ trên thì số tiền 2.000 tỷ đồng của Nhà nước sẽ đi đâu? Ai là người chịu trách nhiệm? Do vậy, Luật sư Duẩn đề nghị Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước khẩn trương vào cuộc thanh tra.

    Được biết, Bacabank luôn nhận là nhà “tư vấn tài chính” cho dự án nhà máy sữa tỷ đô của TH Truemilk. Trên thực tế, suốt nhiều năm qua, ngân hàng này đã trực tiếp bơm tiền cho TH Truemilk dù cho doanh nghiêp này liên tục lỗ và nợ đầm đìa. Bát chấp quy định pháp luật, năm 2016, BacaBank cố tình cho TH Truemilk vay gần 800 tỷ đồng, chiếm tới 16% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Ngân hàng này còn “bơm vốn” cho Công ty THTrueMilk hàng nghìn tỷ đồng thông qua các pháp nhân khác bằng việc thực hiện các hợp đồng ảo, vòng vèo. Điển hình: Công ty CP Logistic SC, địa chỉ 166 Nguyễn Thái Học, phường Quang Trung, TP. Vinh, Nghệ An đang nợ Ngân hàng TMCP Bắc Á gần 1.000 tỷ đồng nhưng phần lớn được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai. Ở Nghệ An, công ty này có địa chỉ chính tại trụ sở Công ty cổ phần chuỗi thực phẩm TH, giám đốc công ty này cũng là người thân của bà Thái Hương. Nhờ vay được tiền từ Ngân hàng Bắc Á, Công ty Logistic SC lại vô tư đem cho Công ty TH TrueMilk vay lại. Đây là hình thức lách luật để rút tiền từ Ngân hàng Bắc Á để “bơm” lại cho các công ty trong “hệ sinh thái” của bà Thái Hương.
     

Chia sẻ trang này