Vai trò, nhiệm vụ của dịch vụ bảo vệ chung cư

Thảo luận trong 'Rao Vặt Khác' bắt đầu bởi BIVACO, 22/7/23.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. BIVACO

    BIVACO Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    1/4/20
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    0
    Vai trò của bảo vệ tòa nhà chung cư
    Hiện nay trật tự xã hỗi khá phức tạp, đặc biệt là các tòa nhà chung cư. Chính là nơi tập chung nhiều người từ nhiều nơi khác nhau đến sống cùng một khu. Vì vậy, đội ngũ nhân viên bảo vệ chính là nền tảng quan trọng cho sự an toàn của chung cư. Vai trò của đội ngũ bảo vệ này trong vận hành tòa nhà bao gồm:
    • Kịp thời phát hiện, tiến hành xử lý và ngăn chặn các hành vi xâm phạm bất hợp pháp, gây rối làm mất trật tự chung cư.
    • Tiến hành cảnh báo an ninh cho cư dân để kịp thời xử lý, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.
    • Quản lý số lượng hàng hóa ra vào chung cư hàng ngày. Đảm bảo cho các hàng hóa này đều được kiểm tra chặt chẽ để không gây thất thoát cho chung cư. Trong những trường hợp cần thiết, đội bảo vệ tòa nhà cần phối hợp với cơ quan nhà nước để tiến hành điều tra, xử lý các tình huống.
    • Tham gia các buổi tập huấn, đào tạo về nghiệp vụ PCCC.
    • Đảm bảo chấp hành các nội quy, quy định chung của chung cư.


    [​IMG]


    Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ chung cư cho từng vị trí

    Vị trí cổng
    • Cổng chính là nơi trọng yếu nhất của các toà nhà chung cư; đây là vị trí để cư dân, hàng hóa ra vào khu vực toà nhà chung cư. Chính vì vậy, nhân viên bảo vệ tại vị trí này có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vấn đề ra vào của người và hàng hóa. Bên cạnh đó, nhân viên bảo vệ tại cổng chính cần phải lưu ý và chủ động quan sát và ngăn cản kịp thời những đối tượng, hành vi có thể gây hại, gây mất an ninh trật tự tại khu tòa nhà chung cư.
    • Là người hướng dẫn cho khách ra vào khu vực toà nhà chung cư
    • Là “tấm chắn” bảo vệ vòng ngoài của tòa nhà, nhằm kiểm soát người không có phận sự hoặc người có khả nghi đột nhập vào tòa nhà, kịp thời thông báo cho những bộ phận an ninh bên trong.
    • Thực hiện điều phối các phương tiện giao thông: xe có đăng ký thì được phép vào khu vực bên trong, xe không đăng ký hoặc taxi đỗ ngoài khu vực toà nhà chung cư.

    Vị trí sảnh toà nhà, khu vực lễ tân
    • Tại khu sảnh chính, quầy lễ tân, nhân viên bảo vệ tòa nhà cần chú ý đến quá trình ghi chép sổ sách và trả lời điện thoại tư vấn cho khách thăm. Bên cạnh đó, các nhân viên tại khu vực này phải có nhiệm vụ hướng dẫn cư dân, khách đến ra vào thang máy, giám sát tầng lầu, hệ thống kỹ thuật và giữ liên lạc với các bộ phận khác để phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh.
    • Quản lý khách ra vào tòa nhà gồm: ghi lại thông tin khách đăng ký ra vào tòa nhà, khai báo số CMND/CCCD, thông tin cá nhân, …
    • Quản lý chìa khoá các loại của toà nhà chung cư để tránh mất mát xảy ra (tùy theo quy định từng tòa nhà)
    • Hướng dẫn khách một cách cụ thể chi tiết.
    • Nhận và giao các thư từ, bưu phẩm; ghi chép vào sổ giao/nhận bưu phẩm.
    • Giữ thông tin liên lạc với các bộ phận an ninh khác trong khu vực được điều hay các bộ phận an ninh ở khu vực gần đó.

    [​IMG]

    Trực và giám sát phòng CCTV
    • Quan sát phòng camera là vị trí rất quan trọng trong công tác quản lý chung cư. Nhân viên bảo vệ tại đây không những cần đảm bảo về trình độ chuyên môn mà còn phải thận trọng, tỉ mỉ, kỹ càng trong công tác theo dõi, giám sát hệ thống camera chung cư.
    • Thông qua màn hình camera nếu phát hiện cháy nổ bằng bộ đàm phải lập tức thông báo cho toàn bộ bảo vệ trong ca làm việc, báo cho các ca tưởng, đội trưởng, chỉ huy hoặc theo các số Hotline khẩn cấp được quy định sẵn; đến điểm cháy kịp thời chữa cháy. Nếu phát hiện điểm cháy ngoài khả năng chữa cháy của bảo vệ thì lập tức điện cho chữa cháy chuyên nghiệp đến hỗ trợ. Đồng thời, thông báo và hướng dẫn cho toàn bộ cán bộ nhân viên cao ốc, văn phòng thoát hiểm theo đúng phương án PCCC.
    • Phải thường xuyên nhìn màn hình camera và luân chuyển hình ảnh các tầng lầu cao ốc văn phòng để phát hiện những biểu hiện mất bình thường của khách. Nếu thấy khách lấy cắp, phá hoại làm mất an ninh thì dùng bộ đàm liên hệ với các vị trí khác hỗ trợ vây bắt kẻ gian và thông báo cho ban quản lý toà nhà biết. Đồng thời, lập biên bản và điện báo công an đến giải quyết.
    • Vào ban đêm chú ý hàng rào chung quanh cao ốc văn phòng, hoặc những cửa sổ tiếp giáp với nhà dân phòng ngừa kẻ gian đột nhập vào lối này. Khi phát hiện thì thông báo cho các vị trí gần nơi xảy ra sự việc để hỗ trợ cùng nhau bắt kẻ gian. Đồng thời, lập biên bản hiện trường và điện thoại báo cho công an nơi gần nhất để họ giải quyết sự việc.

    Khu vực bãi xe, hầm xe, nhà để xe
    Đây là khu vực dễ xảy ra mất cắp nhất. Chính vì vậy, ban quản lý chung cư cần nhắc nhở bảo vệ phải chú ý, nghiêm túc làm việc. Linh hoạt và nhạy bén trong các vấn đề. Những công việc mà bảo vệ chung cư nên lưu ý:

    • Kiểm tra kiểm soát phương tiện ra/vào; quẹt thẻ xe, ghi thẻ xe; Ghi chép vào sổ nhật ký nếu như tại mục tiêu chưa có hệ thống quẹt thẻ xe từ, hoặc chưa có hệ thống máy tính để lưu trữ dữ liệu tự động.
    • Quản lý ngày giờ ra vào các phương tiện.
    • Điều phối/ hướng dẫn xe đậu nơi phù hợp.
    • Thường xuyên tuần tra để tránh kẻ gian lấy mất xe.


    Khu vực khuôn viên tòa nhà

    Nhân viên bảo vệ trong khu vực này phải có khả năng quản lý bao quát cũng như xử lý nhanh các tình huống xảy ra. Các nhân viên còn phải thực hiện những công việc như:
    • Đưa ra giải pháp quản lý chung cư về vấn đề an ninh hiệu quả.
    • Kiểm tra an ninh, trật tự tại khu vực bên trong tòa nhà và khuôn viên.
    • Giám sát quá trình thi công của đơn vị thầu.
    • Giám sát khu vực tường rào của chung cư.
    • Tuần tra, giám sát hệ thống điện, nước, thang máy, PCCC.
    • Quản lý quá trình tuân thủ nội quy của nhân viên.
    • Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quy định của chung cư.
    • Báo cáo cho đội trưởng, chỉ huy, ban quản lý chung cư khi phát hiện những hành vi đáng nghi, vi phạm quy định.
    • Phối hợp đóng, mở khóa, niêm phong các căn hộ, hệ thống trong chung cư.
    • Hướng dẫn cho cư dân các lỗi thoát hiểm khi cần thiết.
    • Phối hợp, liên lạc với các bộ phận khác để hoàn thành công việc.
     

Chia sẻ trang này