Những điều người dùng cần biết khi Chuyển mạng giữ nguyên số

Thảo luận trong 'Máy Tính, Linh Phụ Kiện Máy Tính' bắt đầu bởi quyenanh1234, 22/11/18.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. quyenanh1234

    quyenanh1234 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    11/7/17
    Bài viết:
    1,408
    Đã được thích:
    0
    Bắt đầu từ ngày 16/11, ba nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility - MNP) cho các thuê bao trả sau. Và 3 tháng sau, dịch vụ này sẽ được thực hiện cho các thuê bao trả trước.
    sửa máy tính tại nhà quận 10

    Đây là dịch vụ giúp người dùng di động có thể tùy ý lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ di động mà mình thích và ưng ý nhất nhưng không phải thay đổi số thuê bao. Nó được coi là một dịch vụ mang lại "sự bình đẳng" cho tất cả các mạng, bất kể là nhà mạng lớn hay nhỏ. Như vậy, một khi thuê bao di động của nhà mạng này chuyển sang sử dụng mạng khác (chuyển mạng) thì khách hàng đó vẫn được giữ nguyên dãy 10 số của nhà mạng cũ.
    Trước thềm của việc dịch vụ này đi vào thực tiễn, để cho các chủ thuê bao hiểu rõ hơn, xin được cung cấp một số thông tin có liên quan để mọi người được biết.

    Trước hết, kể từ ngày 16/11 tới, ba nhà mạng lớn là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau. Và các thuê bao trả trước của ba mạng này sẽ được triển khai tiếp vào đầu năm 2019 (sau 3 tháng nữa). Hai nhà mạng còn lại là Vietnamobile và GTel hiện vẫn chưa đưa ra lộ trình cho việc chuyển mạng giữ nguyên số này, nhưng trong trương lai, việc này "bắt buộc" phải theo, nếu không muốn các thuê bao của họ rời bỏ và chuyển sang dùng mạng mới.
    Theo Thông tư 35/2017/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông di động phải niêm yết công khai mức cước và các điều khoản sử dụng dịch vụ chuyển mạng. Mức cước chuyển mạng được tính theo nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo bù đắp một phần chi phí của doanh nghiệp lấy đi, doanh nghiệp chuyển đến.
    Kế đến, một điểm đáng lưu ý đối với người dùng là, cước dịch vụ chuyển mạng không được hoàn trả cho người yêu cầu (thuê bao đề nghị chuyển mạng), trừ trường hợp việc chuyển mạng không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống. Và mức cước dịch vụ chuyển mạng có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
    Hiện các nhà mạng dự kiến phí rời mạng (chuyển đi) là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí cho dịch vụ chuyển mạng giữ số là 120.000 đồng.
    Về thủ tục, thời gian dành cho thủ tục chuyển đổi hoàn tất (từ mạng này chuyển sang mạng khác) đối với một thuê bao là 45 ngày. Với quy định này, dù nhà mạng không muốn mất thuê bao (bị khách hàng rời đi) cũng không thể "dây dưa", buộc phải thực hiện theo yêu cầu của người dùng.
    Tuy nhiên, các khách hàng cũng cần lưu ý là, sau khi chuyển mạng giữ số thành công thì tất cả các dịch vụ mà thuê bao đang sử dụng của nhà mạng cũ đều bị hủy hết, khách hàng phải đăng ký mới mọi dịch vụ, kể cả dịch vụ dữ liệu như 3G/4G, để sử dụng được như trước đó.
    Một điểm cần lưu ý nữa là, thời gian tối thiểu giữa 2 lần chuyển mạng giữ số liên tục của 1 thuê bao là 90 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ). Điều này buộc người dùng phải suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện chuyển mạng, bởi với mức phí 120.000 đồng như hiện nay, sẽ có người "bốc đồng" rời đi và liền sau đó lại muốn trở lại ngay.
    Ngoài ra, theo quy định của Thông tư 35/2017/TT-BTTT, doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối chuyển mạng đối với các thuê bao có thông tin đăng ký dịch vụ không chính xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm hợp đồng. Và đây cũng là "một công cụ" nhằm khuyến khích người sử dụng dịch vụ đăng ký chính xác thông tin thuê bao, góp phần giảm thiểu SIM rác, giúp công tác quản lý thuê bao được chặt chẽ hơn.
    Theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, năm 2016, thị trường cung cấp dịch vụ viễn thông di động (cả 2G, 3G) có sự góp mặt của 5 doanh nghiệp là Viettel, VNPT, MobiFone, Vietnamobile và GTel. Tuy nhiên, thị phần tại Việt Nam vẫn do 3 “ông lớn” là Viettel, VNPT, MobiFone nắm giữ, chiếm tới 95%, tăng 2,4% so với năm 2013; còn lại là Gtel và Vietnamobile nắm giữ và cả hai nhà mạng này đều bị thu hẹp thị phần dịch vụ viễn thông di động.sửa máy tính tại nhà quận 11

    Còn theo thống kê mới đây Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu thuê bao di động. Số thuê bao trả sau chiếm khoảng 8 triệu thuê bao, tương đương 7% tổng số thuê bao. Tính đến thời điểm này, cả ba nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều khẳng định, họ sẽ triển khai chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông.
    Theo các chuyên gia, việc chuyển mạng giữ số sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một trong số những nội dung mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).sửa máy tính tại nhà quận 12
     
  2. thzfsdhdty

    thzfsdhdty Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/10/17
    Bài viết:
    2,084
    Đã được thích:
    0
    MUA BÁN NHÀ QUẬN GÒ VẤP, MUA BÁN NHÀ QUẬN 12, MUA BÁN NHÀ QUẬN TÂN BÌNH
    Website: bannhagovap.vn
    Hotline: 0937133389 - 0989 441 737 ( anh Mạnh Hùng)
    Thời gian làm việc 24/7.- TẬN TÂM - UY TÍN - NHIỆT TÌNH
     
  3. thzfsdhdty

    thzfsdhdty Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/10/17
    Bài viết:
    2,084
    Đã được thích:
    0
    MUA BÁN NHÀ QUẬN GÒ VẤP, MUA BÁN NHÀ QUẬN 12, MUA BÁN NHÀ QUẬN TÂN BÌNH
    Website: bannhagovap.vn
    Hotline: 0937133389 - 0989 441 737 ( anh Mạnh Hùng)
    Thời gian làm việc 24/7.- TẬN TÂM - UY TÍN - NHIỆT TÌNH
     

Chia sẻ trang này