Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả cho trẻ nhỏ

Thảo luận trong 'Dịch vụ y tế' bắt đầu bởi KhoaNguyen, 2/12/15.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. KhoaNguyen

    KhoaNguyen Thành Viên

    Tham gia ngày:
    1/12/15
    Bài viết:
    71
    Đã được thích:
    1
    Nơi ở:
    Ho Chi Minh
    Viêm Amidan là một trong những bệnh khá phổ biến tại Việt Nam đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc chữa viêm amidan không phù hợp sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ như Viêm Cầu Thận, viêm khớp cấp. Bệnh viêm Amidan còn có thể lây lan từ người này sang người khác, do các chất dịch khi Ho văng ra ngoài dẫn đến việc lây nhiễm cho những người xung quanh. Nên việc điều trị kịp thời sẽ khiến cho sức khỏe của người bệnh ngày một thuyên giảm

    Vậy Viêm Amidan là gì và Nguyên nhân dẫn đến bệnh Viêm Amidan ?
    Amidan là những tế bào lympho có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, amidan cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch và là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4 – 10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa.

    Viêm amidan tức là nói đến amidan khẩu cái, khi amidan chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn vào mũi họng vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng amidan bị sưng viêm, đỏ và hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan.

    Viêm Amidan Mãn Tính: Việc phải chữa viêm amidan nhiều lần làm khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.Bệnh amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra. Trong 1 năm người bệnh tái phát viêm Amidan 5 lần trở lên được coi là Viêm Amidan mãn tính.

    NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM AMIDAN
    Do viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm siêu vi và do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra viêm sưng amidan dẫn đến hay gây ra những biến chứng như viêm khớp cấp, viêm nội tâm mạc, van tim, viêm cầu thận.

    Do nằm ở cửa ngõ đường thở nên amidan rất dễ bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm amidan chủ yếu là bụi, khói than, hóa chất, sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm những thay đổi này ảnh hưởng tới sức căng bề mặt màng tế bào biểu mô, khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập amidan.

    Viêm Amidan do vi khuẩn có thể được gây ra bởi nhóm vi khuẩn Streptococcus A, kết quả là gây ra chứng đau họng do strep. Viêm amidan do virus có thể được gây ra bởi nhiều loại virus, chẳng hạn như virus Epstein – Barr nguyên nhân gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân hay virus Coxsackie

    Đôi khi, viêm Amidan là do một sự siêu nhiễm trùng của xoắn khuẩn Spirochaeta và Treponema, trong trường hợp này được gọi là chứng viêm họng Vincent hay viêm họng Plaut – Vincent.

    Điều trị như thế nào?

    Trong hầu hết trường hợp, viêm nhiễm thường gây ra do virut chỉ cần điều trị triệu chứng bằng paracetamol để hạ sốt.

    Trong một số ít bệnh nhân viêm amidan gây ra do vi khuẩn thì điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin (nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin). Trường hợp dùng kháng sinh trong 2-3 ngày đã hết sốt thì người bệnh vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc cho đủ phác đồ điều trị, tránh tình trạng bị kháng thuốc cho những lần viêm nhiễm tiếp theo.
    Phẫu thuật cắt amidan có thể cần thiết cho những bệnh nhân viêm đi viêm lại nhiều lần hoặc những bệnh nhân viêm amidan nặng không đáp ứng với phác đồ điều trị hoặc ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và công tác. Nhưng ngày nay, trên thế giới, người ta cắt amidal ít hơn nhiều so với trước đây.Lời khuyên của bác sĩ
    Nếu có dấu hiệu của viêm họng kéo dài quá vài ngày hoặc đau rất nặng gây khó nuốt, sốt cao và nôn, nên đi khám bác sĩ. Uống nước ấm, ăn thức ăn lỏng, dùng các loại thuốc súc miệng (như nước muối pha loãng, dung dịch súc miệng sát khuẩn có bán sẵn). Đau họng nhiều có thể làm cho bệnh nhân không muốn nuốt, đây là lý do thường gặp làm cho bệnh nhân bị mất nước do sốt và do thở bằng miệng. Bù nước và điện giải sẽ làm cho bệnh nhân dễ chịu hơn.

    Theo Thạc sĩ Phạm Thắng/Sức Khỏe Đời Sống
     

Chia sẻ trang này