Nghề thêu thơ thành tranh

Thảo luận trong 'Viễn Thông Tin Học' bắt đầu bởi amcorp167, 10/5/16.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. amcorp167

    amcorp167 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    5/4/16
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Cảm nhận và thể hiện thành công ý tưởng của người họa sĩ trên tấm vải lụa, bằng khung thêu cùng cây kim nhỏ, chị đã trở thành đồng tác giả sáng tạo nên các bức tranh thêu nổi tiếng được biết đến ở trong nước và ngoài nước. Chị là Hoàng Lệ Xuân, một trong mười nghệ nhân tài hoa được công nhận trong cả nước.

    Tham khảo máy thuê vi tính tajima chính hãng.


    [​IMG]



    Có chứng kiến nghệ nhân Hoàng Lệ Xuân cặm cụi bên khung thêu, chỉ bảo, hướng dẫn cho những thợ thêu trẻ, có lúc trực tiếp ngồi cả tháng trời cùng nhóm thợ và nghệ nhân để thêu các bức tranh đòi hỏi kỹ thuật và trình độ tay nghề cao mới thấy hết niềm say mê của chị. Tỉ mẩn, cần cù, kiên trì, nắm bắt nhanh ý tưởng của họa sĩ dựng tranh, bằng khả năng phối mầu và kỹ thuật điêu luyện, người nghệ nhân tài hoa đã mang nghệ thuật và hơi thở cuộc sống vào tranh thêu, đưa tranh thêu trở thành những tác phẩm sáng tạo thật sự chứ không chỉ là các bức thêu minh họa vô hồn, đơn điệu. Thành đạt trong nghề, chị vẫn thường tâm sự với bạn bè, nghiệp thêu có lẽ đã là định mệnh không thể tránh được trong cuộc đời mình. Tham khảo giá máy thuê vi tính tajima tại HCM.


    Thừa hưởng nghề thêu truyền thống từ bà ngoại và mẹ là những nghệ nhân thêu cung đình Huế, tuổi thơ Hoàng Lệ Xuân trải qua tháng ngày gắn bó bên khung thêu cùng cây kim, sợi chỉ. Cuộc sống xứ Huế trầm mặc và thơ mộng là nơi dung dưỡng tâm hồn, nhưng cũng gợi nhớ nhiều nỗi đau trong chị bởi sự loạn ly của những năm tháng chiến tranh. Mái nhà và khung thêu nhỏ bé, hiền lành không thể chở che bao bọc được các nghệ nhân. Mẹ chị đã ra đi mãi mãi bên chiếc khung thêu mưu sinh nuôi cả gia đình bởi một trái bom lạc, địch ném xuống, vùi lấp những ước mơ và khát vọng phục hồi nghề thêu cung đình từng một thời rạng danh, vùi lấp cả biết bao bí quyết xa xưa còn chưa kịp truyền dạy. Dòng máu người mẹ nghệ nhân loang đỏ khung thêu đã ám ảnh cô gái trẻ như lời khắc cốt, ghi xương về sự tiếp nối những khát vọng còn dang dở. Sau ngày thống nhất đất nước, đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Hoàng Lệ Xuân rời cố đô và dòng sông Hương, theo anh trai vào Lâm Ðồng sinh sống khi mới tròn 20 tuổi, kỷ vật duy nhất của gia đình mà cô gái mang theo chỉ là cái khung thêu gia truyền từ đời bà, đời mẹ, để nhớ về những kỷ niệm, để khắc khoải về một nghề thêu trong tâm tưởng. Chiếc khung thêu đi theo chị suốt một thời con gái, những lúc vui, buồn và đầy tâm trạng, chị lại giãi bày những cảm xúc đó trên khung thêu, đưa vào đường kim, mũi chỉ những tình cảm của mình. Ðảm đang, tháo vát, khéo nấu ăn, chị được nhận vào làm việc ở căng-tin Bệnh viện Bảo Lộc và tại đó, chị gặp anh bác sĩ trẻ Võ Văn Quân đam mê hội họa, thơ ca, âm nhạc. Chị và anh Quân tìm đến với nhau bên khung thêu, từ nỗi niềm cần san sẻ về một nghề thêu truyền thống đang dần lụi tàn và từ sự đồng điệu trong hai tâm hồn say mê nghệ thuật.


    Ngay từ những ngày quyết định trở lại với nghề thêu, anh Quân và chị Xuân đã định ra cho mình một hướng đi mới, đưa tranh thêu trở thành các tác phẩm sáng tạo nghệ thuật như một loại hình hội hoạ độc đáo. Kết hợp các đặc điểm của nghệ thuật đồ họa với kỹ thuật thêu cổ truyền, chị và anh Quân thường xây dựng những tác phẩm dựa trên chủ đề truyền thống của dân tộc và sáng tạo của đôi vợ chồng nghệ sĩ đã tạo nên một sắc mầu mới cho tranh thêu Việt Nam. Ban đầu, chị thêu lại những bức tranh chồng vẽ và anh là người đi bán. Nhiều người dân TP Ðà Lạt vẫn còn nhớ rõ hình ảnh chàng bác sĩ Quân gầy gò, cặm cụi đạp xe từ Bảo Lộc lên, rồi vào từng ngõ nhỏ của phố núi, giới thiệu và rao bán đôi ba bức tranh thêu. Khi tranh thêu bắt đầu có khách tìm mua, hai vợ chồng quyết định chuyển hẳn lên Ðà Lạt ở. Cũng giống như suy nghĩ của chồng, chị Xuân cho rằng, thành phố cao nguyên mộng mơ luôn luôn bao bọc, vỗ về tâm hồn yên nghỉ sau những nhọc nhằn, bươn trải và tạo nên ở người nghệ sĩ sự thăng hoa cho cảm hứng sáng tác, tạo cho họ nghị lực sống và yêu thương cuộc đời. Thời điểm đầu năm 1990, nghề thêu truyền thống đang lao đao bởi sự đổ vỡ của thị trường Ðông Âu và Liên Xô (trước đây), nhưng điều này không làm hai vợ chồng nản chí. Chị Xuân kể lại: "Có những đêm khu xóm chúng tôi ở bị cúp điện, tôi vẫn phải thắp nến cả đêm để thêu kịp ngày giao hàng cho khách. Nhưng anh Quân tâm lý và lãng mạn lắm. Anh thắp nến thành vòng tròn quanh khung thêu rồi ngồi cạnh kể cho tôi nghe những câu chuyện, những kỷ niệm gắn với chủ đề bức tranh anh vẽ mà tôi đang thêu. Những câu chuyện của anh khiến tôi quên cơn buồn ngủ và như truyền thêm cảm hứng cho đôi tay điều khiển kim thêu lên xuống nhịp nhàng".


    Sự kết hợp tài năng của hai vợ chồng Hoàng Lệ Xuân - Võ Văn Quân đã làm nên những tác phẩm tranh thêu khiến nhiều khách hàng thán phục bởi giá trị nội dung và đường kim, mũi chỉ tài hoa. Chị Xuân cho biết, thêu không chỉ là những động tác đưa kim lên xuống mà còn phải "thổi hồn" vào đó để lột tả nội tâm và thể hiện những ước mơ, khát vọng của người thợ trên mỗi bức tranh thêu. Chính sự tỉ mỉ, cần mẫn của người phụ nữ cộng thêm những chất liệu như chỉ và vải nền thêu đẹp và chủ đề, nội dung tư tưởng bức tranh với các thông điệp đầy tính triết lý gửi gắm trong đó đã nâng nghệ thuật tranh thêu lên rất nhiều, tạo nên sự phong phú, sinh động cho sản phẩm thêu tay. Có thể nói, những bức tranh thêu như một khúc hòa tấu giữa thơ, nhạc, họa và kiến trúc. Ðể từ đó rung lên những âm hưởng của ký ức và trí tuệ, khơi gợi lòng tự hào của con người về cội nguồn, về bản sắc văn hóa dân tộc cùng cảm xúc về quê hương đất nước và con người, về tình bạn và tình yêu, tương lai và quá khứ. Theo chị Xuân và anh Quân, mỗi tác phẩm tranh thêu không chỉ đơn thuần nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa chiêm nghiệm về hạnh phúc, nỗi đau của con người. Ở đó chứa đựng một lời gửi gắm: "Trái tim thế giới đang già đi như trái chín trên cây, càng lúc càng dịu ngọt, và tâm hồn con người cũng càng lúc càng cần đến nhiều chất nhạc, chất thơ hơn...".


    Với vợ chồng nghệ nhân Hoàng Lệ Xuân- Võ Văn Quân, có thể nói, nghệ thuật thêu tranh đã đạt đến trình độ cao, tạo nên ngôn ngữ ngành nghề riêng biệt, tiêu biểu là các tác phẩm như "Khúc hát nguồn cội", "Ðà Lạt, thành phố mơ" và "Hồn Việt". Tranh thêu của họ kết hợp thành công kỹ thuật đồ họa, sự hòa phối mầu sắc, xử lý ánh sáng, giúp bức tranh trở nên sống động, đạt đến độ tinh tế hiếm thấy và có độ bền lâu dài về mầu sắc. Ngoài các loại chỉ công nghiệp, họ còn sử dụng chỉ tơ tằm với sắc độ tự nhiên, tạo cho các bức tranh phong cảnh gần hơn với mầu sắc thực. Nhờ vậy, tranh thêu phong cảnh luôn có vẻ đẹp lộng lẫy, sang trọng. Cái hay của tranh thêu phong cảnh do chị Xuân và anh Quân thể hiện không chỉ là sự hài hòa giữa mầu sắc và đường nét mà còn ở ngay cả tên gọi của bức tranh. Họ đã sưu tầm, sáng tạo những câu chuyện tình yêu, những huyền thoại gắn liền tên mỗi bức tranh. Bởi vậy, tranh thêu luôn mang một vẻ đẹp lung linh, huyền hoặc. Nếu như tranh thêu phong cảnh gợi nhớ đến tuổi thơ nơi làng quê, thì những bức tranh chân dung lại chạm đến những tình cảm sâu kín nhất trong tâm hồn con người. Sự trải nghiệm trong cuộc sống và tình cảm chân thực giúp họa sĩ và nghệ nhân chuyển tải được cái hồn của bức tranh. Nhìn gương mặt hằn in dấu thời gian của người phụ nữ trong tranh thêu, những kỷ niệm một thời thơ ấu thức dậy, ùa về với câu hát ru à ơi chậm buồn, trĩu nặng như cuộc đời tảo tần sớm hôm của người phụ nữ thôn quê. Không chỉ vậy, những bức tranh thiên về cuộc sống đời thường là hình ảnh con người khắc khổ, trầm mặc nhưng luôn hiện lên khát vọng ước mơ về cuộc sống, chất chứa những nỗi niềm sâu kín, những tình cảm thiêng liêng, chuyên chở trong đó triết lý nhân sinh cuộc đời, khơi dậy những tình cảm tốt đẹp của con người.


    Tranh thêu Xuân - Quân dần dần có thương hiệu từ tài năng và những nỗ lực tự thân không ngừng nghỉ. Khách hàng nước ngoài bắt đầu tìm đến và anh Quân phải nghỉ hẳn nghề y để chuyên tâm vào vẽ mẫu thiết kế cho chị Xuân thêu, sau đó thuê thêm nhân công và tuyển chọn, đào tạo thêm thợ thêu. Chị Xuân dạy thợ kỹ thuật thêu còn anh Quân dạy họ kỹ thuật pha mầu sắc, cách nhìn thẩm định sự vật trong một bức tranh, cứ thế cơ sở thêu của họ phát triển mạnh mẽ với thị trường ngày càng mở rộng. Từ cuộc triển lãm 15 bức tranh thêu đầu tiên, đơn đặt hàng tranh tăng lên vùn vụt. Năm 1994, tổ hợp tranh thêu lụa XQ truyền thống ra đời và đến năm 1996 nâng cấp thành Công ty XQ Ðà Lạt và sau này là XQ Việt Nam. Cuối năm 2001, làng nghề thêu truyền thống XQ Ðà Lạt Sử quán chính thức khai trương, tạo nên một không gian sáng tạo cho các họa sĩ và nghệ nhân thêu tranh. Hiện nay, công ty đã có 3.000 nghệ nhân cùng hàng nghìn thợ thêu làm việc trong hệ thống chi nhánh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Ðà Nẵng, Nha Trang, Hội An và đại lý tại các thị trường: Anh, Mỹ, Thái-lan, Xin-ga-po, Nhật Bản.



    Nghệ nhân Hoàng Lệ Xuân và họa sĩ Võ Văn Quân không chỉ góp phần khôi phục, phát huy nghề thêu cổ truyền của dân tộc mà còn mang lại việc làm và thu nhập cho hàng nghìn thiếu nữ với mức thu nhập khá để họ có thể yên tâm sống được bằng nghề. Hai vợ chồng nghệ nhân đã và đang đóng góp bằng tâm trí và sức lực những điều hữu ích như tâm niệm chung đau đáu "Hãy cố gắng làm được điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng thì tiền bạc sẽ là hệ quả từ những đóng góp đó".
     

Chia sẻ trang này