Hầu hết các bộ sạc nhái Apple đều không an toàn, hãy cẩn trọng!

Thảo luận trong 'Rao Vặt Khác' bắt đầu bởi dienthoaimko, 8/12/16.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. dienthoaimko

    dienthoaimko Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/3/16
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên, không phải ai cũng muốn sử dụng sạc kém chất lượng hoặc chưa đạt chuẩn mà Apple đưa ra. Do trong quá trình sử dụng, vô tình làm thất lạc bộ sạc ở đâu đó, hay bị hư hỏng chẳng hạn. Nên đành phải tìm mua đại bộ sạc nào đó xài đỡ.

    Mới đây, Viện Tiêu chuẩn Thương mại Anh (Chartered Trading Standards Institute - CTSI) cho biết, người dùng nên hạn chế mua các loại sạc đã qua sử dụng hay hàng nhái để sạc cho các sản phẩm trong hệ sinh thái của Apple, bao gồm: iPhone, iPad,... Vì đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vụ cháy nổ thiết bị trong nhiều năm qua.

    Được biết, CTSI đã thu thập và thử nghiệm khoảng 400 bộ sạc nhái Apple từ các cửa hàng ở Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc,... Kết quả cho thấy, có đến 397 mẫu, tương đương với tỷ lệ 99,25% sản phẩm không đạt chuẩn an toàn cơ bản nhất. Con số đạt chuẩn còn lại quá ít ỏi.

    Thậm chí có đến 15% trong số 3.019 bộ sạc Apple hàng đã qua sử dụng không vượt qua thử nghiệm về độ an toàn dòng điện.

    Xem thêm: thay màn hình iPhone giá rẻ

    Leon Livermore - Giám đốc CTSI đưa ra lời khuyên cho người dùng: "Hàng chính hãng có thể đắt hơn, nhưng nếu chỉ vì vài khoản chênh lệch nhỏ đó mà quyết định sai lầm, thì bạn hoàn toàn có thể trả giá bằng cả căn nhà hoặc tính mạng của mình, trong trường hợp xấu nhất còn ảnh hưởng đến người thân xung quanh."

    Người dùng chỉ nên mua bộ sạc chính hãng Apple để được an toàn
    Người dùng chỉ nên mua bộ sạc chính hãng Apple, cũng như hàng mới chưa qua sử dụng để được an toàn
    Còn nhớ hồi tháng 9/2015, thai phụ Ngô Thị Liên ở Nghệ An được phát hiện tử vong trong tư thế nằm dưới đất, chiếc iPhone 3 đang sạc pin vẫn dính trên người.

    Tiến sĩ Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – điện tử Viện Điện Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng trong trường hợp này, nguyên nhân là do bộ sạc rởm chứ không phải điện thoại (iPhone 3) gây ra.

    "Từ những gì thu thập, cơ quan điều tra bước đầu nhận định chị Liên tử vong là do dùng sạc không chính hãng. Khi vừa sử dụng điện thoại vừa cắm điện, sạc pin này bị rò rỉ khiến nạn nhân bị giật", Đại úy Nguyễn Đức Kiên, Đội trưởng đội Điều tra tổng hợp Công an huyện Nam Đàn cho biết.

    Apple ra mặt

    Hồi tháng 10 vừa qua, Apple đã khởi kiện một chi nhánh phân phối của Amazon là Mobile Star, trong nỗ lực bài trừ hàng giả hàng nhái, đòi lại an toàn và quyền lợi cho người tiêu dùng.

    Cụ thể hơn, gã khổng lồ Cupertino đã thử nghiệm hơn 100 bộ sạc được cho là chính hãng cùng nhiều nguồn hàng khác từ Amazon, kết quả đã phát hiện ít nhất 90% trong số đó là đồ kém chất lượng và hàng giả.

    Apple nói trong vụ kiện rằng: "Những sản phẩm này không hề giống như những gì chúng tôi tự tay sản xuất, chúng không đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn cho người dùng và thiếu các thành phần cấu tạo cần thiết, thiết kế quá tệ và cả độ cách điện không tối ưu, gây nhiều rủi ro khó lường."

    Xem thêm thay mặt kính iPhone giá rẻ

    Đúc kết lại những sự việc trên cho thấy, cái gì cũng có cái giá tương ứng của nó. Nếu chịu bỏ ra số tiền cao hơn một chút để mua bộ sạc chính hãng thì trong suốt quá trình sử dụng hàng ngày, bạn sẽ không thấp thỏm lo lắng nó bị rò rỉ ảnh hưởng đến thiết bị di động, rồi chuyển hướng làm tổn hại cơ thể của chính mình.

    Bên cạnh đó, việc chọn mua sạc ở những cửa hàng uy tín cũng như đại lý ủy quyền sẽ giúp bạn tránh bị gạt mua nhầm sạc rởm kém chất lượng.
     

Chia sẻ trang này