Cách khắc phục tình trạng máy tính khi hoạt động thất thường

Thảo luận trong 'Đồng Hồ - Phụ Kiện Thời Trang' bắt đầu bởi Hongcuong, 18/9/17.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. Hongcuong

    Hongcuong Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    17/7/17
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    1. Vẫn dùng màn hình CRT cũ:

    Vẫn dùng màn hình CRT cũ

    Nếu bạn vẫn còn đang dùng màn hình CRT cũ, nó sẽ tiêu tốn khá nhiều điện của bạn và từ đó làm tăng hóa đơn tiền điện. Chưa kể đến việc màn hình CRT còn có hiện tượng chớp (flickr) rất không tốt cho mắt và gây nhức đầu khi sử dụng trong một thời gian dài.

    Nếu được, hãy nâng cấp lên màn hình LCD hay LCD với đèn nền LED vì hiện nay những loại màn hình này cũng đã rất rẻ rồi, lại có nhiều kích thước đa dạng từ nhỏ đến lớn tha hồ lựa chọn. Bên cạnh đó, màn hình LCD còn giúp bạn tiết kiệm được nhiều không gian của bàn làm việc so với việc sử dụng màn hình CRT cũ, vốn rất cồng kềnh và to.
    [​IMG]
    2. Không làm cho desktop và ổ cứng sạch sẽ, ngăn nắp:

    Thói quen tốt là hãy luôn dọn dẹp màn hình desktop và ổ cứng để cho nó ngăn nắp và bớt lộn xộn hơn. Điều đó không chỉ giúp chúng ta tìm kiếm dễ hơn mà đôi khi màn hình desktop gọn gàng và ít thứ trên đó sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn - trong trường hợp bạn sử dụng máy Mac. Đối với ổ cứng cũng vậy, những file nào không còn dùng đến hãy xóa nó đi và tập hợp những file chung lại thành một thư mục để giúp việc quản lý dễ dàng hơn. Hãy dành thời gian cho những việc khác thay vì ngồi tìm một file hình ảnh trong ổ cứng hay màn hình desktop rất bừa bộn.

    3. Chặn luồng khí tản nhiệt:

    Chặn luồng khí tản nhiệt

    Nghiêm túc mà nói cái khe tản nhiệt không sinh ra để làm cảnh, vì thế hãy nhìn lại ngay xem bạn có đang để sách vở, cốc nước hay bất cứ thứ gì chắn luồng khí thoát ra không.

    Sửa máy tính tại nhà quận 9 cho biết việc tản nhiệt là rất quan trọng, các linh kiện của máy tính được thiết kế để chạy trong một khoảng nhiệt nhất định, nếu máy nóng quá mức nhiệt đó trong khoảng thời gian dài không chỉ làm máy nóng lên mà chắc chắn sẽ nhanh bị hỏng, và ảnh hưởng đến hiệu suất. Bạn sẽ nhận thấy điều này rõ nhất khi xử lý các tác vụ nặng trên máy tính.

    Ngoài việc làm sạch quạt tản nhiệt, khen tản nhiệt thường xuyên, bạn cũng phải chú ý để luồng khí nóng thoát ra không bị chặn. Đối với máy để bàn, không để lỗ tản nhiệt sát tường, bị chặn hoặc dán ảnh người yêu lên đó. Đối với laptop đừng kê lên đùi (nhiều giá đỡ, bàn laptop có bán ngoài thị trường lắm), không để lên đệm, chăn bông vì khi đó luồng khí nóng thoát ra bị chặn lại. Khi để trên bàn thì chú ý phía khe tản nhiệt nên thoáng, không để đồ chặn ở đó.
    [​IMG]
    4. Sử dụng card đồ họa mạnh quá mức cần thiết:

    Sử dụng card đồ họa mạnh quá mức cần thiết

    Nếu chỉ làm văn phòng thì liệu bạn có cần đến card AMD HD 7990 dành cho game thủ?

    Ai ai cũng thích có một chiếc PC mạnh, tuy nhiên hầu hết người ta không dùng hết sức mạnh của chiếc máy đó. Nếu bạn build một bộ máy bàn cho bạn gái, cho vợ, cho ba mẹ thì nhiều khả năng bạn không cần đến một card đồ họa mạnh, thậm chí dùng chip đồ họa onboard cũng đã đủ rồi. Những card đồ họa mạnh sẽ tiêu thụ rất nhiều năng lượng ngay cả khi bạn không chạy các tác vụ đồ họa nặng. Điều đó làm hao phí điện năng của chúng ta, làm tốn tiền mua một thứ mà hầu như chẳng bao giờ phải cần đến. Ngay cả khi bạn có dư tiền thì cũng đừng nên làm thế, hãy tiết kiệm để mua một thứ khác hay hơn, hữu ích hơn.



    5. Chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc:

    Chạy nhiều phần mềm chống virus cùng lúc

    Sửa máy tính tại nhà quận Gò vấp khuyên bạn chỉ nên chạy một chương trình chống virus trên máy tại một thời điểm mà thôi. Các app antivirus sẽ đào sâu vào hệ thống để quản lí hoạt động của máy, kiểm tra các phần mềm trước khi chạy, scan những thứ bạn tải về hoặc những thiết bị ngoại vi được cắm vào PC.

    9 phần mềm diệt virus hiệu quả nhất cho Windows hiện nay

    Nếu bạn có nhiều hơn một app chống virus, chúng sẽ xung đột lẫn nhau trong quá trình hoạt động khiến máy có những "hành vi" lạ, thậm chí là bị khởi động lại hoặc màn hình xanh chết chóc. Một số thậm chí còn nhận phần mềm chống virus như là malware và cố gắng gỡ bỏ nó khỏi máy tính của bạn nữa.

    Cũng chính vì điều này mà thông thường, khi cài các phần mềm diệt virus, bạn sẽ nhận được cảnh báo tương tự như những gì mình đã nói đến ở trên. Một số app, ví dụ như Kaspersky hay Norton, sẽ không cho bạn tiếp tục tiến hành cài nếu như chưa gỡ bỏ phần mềm antivirus đang có.

    [​IMG]

    6. Chống phân mảnh khi dùng ổ SSD:

    Chống phân mảnh ổ SSD

    Sửa máy tính tại nhà quận Thủ Đức cho biết với HDD trên các máy tính chạy Windows, việc chống phân mảnh là chuyện thường tình và chúng ta đã thực hiện việc này từ lâu lắm rồi. Nhưng với ổ SSD, bạn rất không nên chống phân mảnh. Vì sao?

    HDD sẽ ghi dữ liệu lên các phiến đĩa, và đầu từ có nhiệm vụ tìm chúng khi ta cần truy cập đến. Cũng vì vậy mà trên HDD bị xảy ra một tình trạng rằng 1 file dữ liệu (có thể) có nhiều phần được lưu ở nhiều nơi khác nhau trong phiến đĩa, dẫn đến tốc độ khi truy xuất bị giảm đáng kể, gọi là sự phân mảnh (fragment). Vì vậy, hệ điều hành sẽ cho ta một chức năng gọi là chống phân mảnh (Defragment) để gom các mảnh dữ liệu đó lại gần nhau, nhằm giảm tình trạng trên. Hiện tại, trong các phiên bản Windows mới, nó có thể tự động dồn ổ đĩa cứng của bạn trong chế độ nền, vì vậy hầu hết mọi người không bao giờ cần phải mở Disk Defragmenter và chống phân mảnh ổ đĩa theo cách thủ công. Có một số trường hợp ngoại lệ - ví dụ: nếu bạn chỉ cài đặt một trò chơi lớn và bạn muốn có hiệu suất tối đa, bạn có thể muốn chống phân mảnh trước khi chơi trò chơi.

    Tuy nhiên đừng bao giờ làm vậy với SSD, SSD có cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động khác HDD. Dữ liệu được lưu trên các chip nhớ dạng Flash, nên dù có bị tình trạng phân mảnh, nhưng SSD không sử dụng đầu từ để dò tìm dữ liệu nên việc truy cập vẫn diễn ra tức thì. Do đó, không cần và tuyệt đối không nên chạy ứng dụng chống phân mảnh cho SSD của bạn. Việc làm này vô nghĩa, thậm chí là gây hại cho SSD vì bắt nó phải làm một việc quá sức (tuổi thọ của SSD được tính theo số lần ghi/xóa dữ liệu mà chương trình chống phân mảnh là di chuyển dữ liệu từ chỗ này sang chỗ khác).
     

Chia sẻ trang này