Bê Tông Thương Phẩm Là Gì?

Thảo luận trong 'Giáo Dục - Việc Làm - Sách' bắt đầu bởi danangchothue, 17/9/19.

Liên kết hữu ích: Đăng tin rao vặt | đăng tin rao vặt miễn phí

  1. danangchothue

    danangchothue Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    5/7/19
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    Web:
    Bê tông thương phẩm hay còn được gọi là bê tông tươi là một trong những vật liệu xây dựng quen thuộc ngày nay. Đây là loại vữa bê tông trộn sẵn có chất lượng cao, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, không gian trong thi công xây dựng.

    >>> Xem ngay các dịch vụ Thiết Kế Nhà Đẹp Đà Nẵng uy tín và giá rẻ tại đây

    I) Bê Tông Thương Phẩm Là Gì?
    • Bê tông thương phẩm là hỗn hợp bao gồm cát, xi măng, đá, nước và một số chất phụ gia khác được trộn đều tại các trạm trộn hoặc các máy trộn bê tông chuyên dụng. Mỗi loại được trộn theo một tỷ lệ cân đối và bố trí khác nhau tùy theo từng đặc tính của mỗi mã sản phẩm.
    • Hiện nay, dòng bê tông này có các loại sản phẩm gồm: bê tông thương phẩm Mác 100đến 450. Mỗi loại có tỷ lệ xi măng/ cát/ đá khác nhau, do đó có đặc tính cường độ khác nhau.
    [​IMG]

    • Sản phẩm được ứng dụng đa dạng trong các loại hình công trình xây dựng từ nhà cao tầng, công trình công cộng, đến nhà dân dụng. Sản phẩm với nhiều đặc tính ưu việt như tiết kiệm thời gian thi công, thuận tiện khi dùng so với bê tông trộn truyền thống. Đặc biệt hơn dòng sản phẩm này giúp tiết kiệm chi phí cùng chất lượng cao hơn do đó ngày nay chúng được chọn lựa nhiều trong xây dựng đặc biệt là các công trình lớn.
    >>> Xem ngay: https://thietkexaydungdanang.com/be-tong-thuong-pham-la-gi/
    II) Ưu Và Nhược Điểm Bê Tông Thương Phẩm
    Ưu điểm

    Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng bê tông thương phẩm là nhanh gọn, tiết kiệm, chất lượng đồng đều. Nếu tự trộn bê tông sẽ mất diện tích chứa vật liệu, diện tích trộn, nhân công trộn, nhân công vận chuyển…. Trong khi bê tông tươ đã được trộn sẵn, chỉ cần chở xe đến công trình và bơm trực tiếp lên công trình thi công, tiết kiệm thời gian và nguyên vật liệu rơi ***.

    Nhược điểm

    Không kiểm soát được chất lượng, các thành phần trong bê tông. Vì bê tông thương phẩm được trộn sẵn tại nơi cung cấp xong vận chuyển đến công trình nên nhà cung cấp trộn gì vào bê tông, chất lượng nguyên vật liệu ra sao chúng ta khó có thể kiểm soát được.

    >>> Bạn đang tìm các dịch vụ Xây Nhà Trọn Gói Đà Nẵng giá rẻ và uy tín - Click tại đây

    III) Phân Loại Bê Tông Thương Phẩm
    Hiện nay các nhà cung cấp bê tông thương phẩm phân loại bê tông dựa vào Mác bê tông. Mác bê tông chính là khả năng chịu nén của bê tông. Theo tiêu chuẩn xây dựng hiện hành của Việt Nam (TCVN 3105:1993, TCVN 4453:1995), mẫu dùng để đo cường độ là một mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150 mm × 150 mm × 150 mm, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn quy định trong TCVN 3105:1993, trong thời gian 28 ngày sau khi bê tông ninh kết. Sau đó được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu (qua đó xác định được cường độ chịu nén của bê tông), đơn vị tính bằng MPa (N/mm²) hoặc daN/cm² (kg/cm²). Theo quy định về kết cấu xây dựng thì bê tông phải chịu được nhiều tác động khác nhau: chịu nén, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là ưu thế lớn nhất của bê tông. Do đó, người ta thường lấy cường độ chịu nén là chỉ tiêu đặc trưng để đánh giá chất lượng bê tông, gọi là mác bê tông.

    [​IMG]

    Mác bê tông được phân thành nhiều loại từ 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Khi nói rằng mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở tuổi 28 ngày, đạt 200 kG/cm². Còn cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kG/cm² (được lấy để tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất). Ngày nay với công nghệ phát triển người ta có thể chế tạo bê tông có cường độ rất cao lên đến 1000kg/cm²

    IV) Nguyên Liệu Chế Biến Bê Tông Thương Phẩm
    • Xi măng: là loại chất kết dính thủy lực, khi có tác động của nước trong một thời gian nhất định sẽ đóng cứng lại thành một khối rắn chắc.
    • Cốt liệu: chính là cát, đá, sỏi có hình dạng và kích thước khác nhau, giúp tạo ra độ chắc chắn cho khối bê tông khi hoàn thành.Địa điểm tập kết cốt liệu phải đảm bảo sạch sẽ, phân loại rõ ràng, không để lẫn nhau. Nên có tấm sàng để đảm bảo cốt liệu luôn đạt được chất lượng tốt nhất.
    • Nước trộn bê tông: là nước đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất, dầu mỡ bẩn.
    • Phụ gia: được sử dụng để cải thiện các tính chất của hỗn hợp bê tông tươi. Cần chú ý sử dụng phụ gia đảm bảo độ tin cậy, đúng chất lượng tiêu chuẩn.
    V) Phương Pháp Trộn Bê Tông Thương Phẩm
    Phương pháp trộn bê tông thương phẩm khá đơn giản và hoàn toàn tự động bởi máy móc. Việc trộn bê tông không mất sức và sử dụng nhiều nhân công như trộn bê tông truyền thống.

    Phương pháp trộn bê tông tươi này bao gồm các bước như sau:

    • Bước 1: Chuẩn bị các vật liệu trước khi trộn
      • Các vật liệu trộn bao gồm: Cát, đá dăm, xi măng, sỏi, nước, một số chất phụ gia chuyên dụng.
      • Các vật liệu được rửa sạch đảm bảo chất lượng bê tông sau khi trộn.
      • Vật liệu được cân theo đúng tỷ lệ loại bê tông và trọng lượng của mẻ trộn.
      • Ví dụ bê tông thương phẩm mac 250 sẽ có tỷ lệ xi măng ít hơn so với bê tông thương phẩm mac 350.
    • Bước 2: Chuẩn bị trộn bê tông
      • Sau khi đã xác định rõ khối lượng các vật liệu cần sử dụng. Tiến hành tập kết các vật liệu theo quy định tại máng chứa cốt liệu.
    • Bước 3: Tiến hành trộn
      • Có rất nhiều cách trộn bê tông khác nhau như phương pháp thủ công, trộn bằng các loại máy đổ bê tông tại chỗ như máy trộn bê tông tự hành, máy trộn quả lê … nhưng những cách trộn này chỉ áp dụng cho xây dựng dân dụng nhỏ lẻ – trộn bê tông tại công trình. Còn đối với các cơ sở sản xuất bê tông để thương mại hóa hoặc các công trình xây dựng lớn thì cần sử dụng đến trạm trộn cố định hoặc hệ thống trạm trộn.
      • Sau khi các cốt liệu được đưa vào máng, băng truyền tại trạm trộn bê tông sẽ hoạt động, đưa các cốt liệu vào thùng trộn bê tông. Cốt liệu được đưa vào thùng trộn đồng nghĩa với silo chứa nước và chất phụ gia hoạt động, đổ vào thùng trộn theo đúng tỷ lệ.
      • Các vật liệu sẽ được trộn đều trong thùng trộn bê tông với một khoảng thời gian nhất định sau đó cho ra thương phẩm.
      • Phương pháp trộn sử dụng trạm trộn hoàn toàn tự động do đó có thể cho ra khối lượng bê tông lớn, phục vụ nhanh chóng mọi nhu cầu xây dựng.
    [​IMG]

    >>> Bạn muốn tìm hiểu các dịch vụ Thi Công Nội Thất Đà Nẵng uy tín và giá rẻ tại đây

    VII) Cách Kiểm Tra Độ Sụt Của Bê Tông
    Kiểm tra độ sụt để khẳng định chất lượng bê tông, độ cứng của bê tông là điều cần thiết trong đảm bảo chất lượng công trình xây dựng.

    + Chuẩn bị công tác kiểm tra

    • Dụng cụ kiểm tra độ sụt bê tông chuyên dụng (mâm phẳng, bay xoa, que thép nón, nón sụt, thước thép)
    • Bê tông
    + Tiến hành kiểm tra

    • Đặt chảo trộn lên sàn nhà phẳng và làm ẩm chúng ở độ vừa phải với nước, giữ vững nón sụt tại chỗ.
    • Đổ bê tông chèn chặt 1/3 hình nón, sau đó đầm chặt bằng cách sử dụng thanh thép theo một chuyển động tròn ở mỗi lớp 25 lần. Sau đó tiếp tục cho tiếp bê tông vào 2/3 hình nón còn lại, đánh dấu và vẫn tiếp tục đầm chặt 25 lần như trước.
    • Gạt bỏ hết số bê tông thừa trên bề mặt và phần mở của hình chóp, sử dụng que thép để gạt bỏ. Sau đó nhẹ nhàng nâng nón sụt da khỏi khối bê tông mà đảm bảo bê tông không di chuyển.
    • Sau đó tiến hành đo độ sụt của bê tông bằng thước thép bê tông.
    [​IMG]
    >>> Chi tiết: https://quochung.info/xay-dung/kien-thuc-xay-dung/hieu-ro-hon-ve-be-tong-thuong-pham-la-gi.html
     

Chia sẻ trang này